Chỉ số IQ của trẻ được thể hiện ở khả năng diễn đạt, khả năng học hỏi và tính độc lập xử lý vấn đề. IQ cao hay thấp thường bị ảnh hưởng bởi gen, tuy nhiên, các mối quan hệ và sự tương tác xung quanh trẻ cũng ảnh hưởng rất đáng kể. Đại học Harvard và Đại học Yale, Mỹ đã hợp tác nghiên cứu về sự tương tác này trong suốt 12 năm. Kết quả khảo sát và nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ có sự tương tác tích cực với cha thường có chỉ số IQ cao hơn. Ngoài ra, mối quan hệ với người cha có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài hơn đến con cái, vì vậy những đứa trẻ được cha chăm sóc, gần gũi có thể hòa nhập với xã hội tốt hơn khi lớn lên.
Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ là thường người có trách nhiệm cao nhất. Tuy nhiên ngày nay, do điều kiện cuộc sống bận rộn, nhiều cặp vợ chồng ít dành thời gian cho con hơn, những mối quan hệ xung quanh đứa trẻ ngoài bố mẹ còn có ông bà. Để lý giải kết quả của nghiên cứu trên, chúng ta cùng so sánh sự chăm sóc của ông bà và cha mẹ.
Thực tế cho thấy, ông bà thường có xu hướng chiều chuộng cháu nhiều hơn là bố mẹ. Nhiều trường hợp, ông bà chỉ muốn thỏa mãn các nhu cầu của trẻ mà không để ý đến việc kiểm soát hành vi và định hướng sự phát triển cho trẻ. Một số ví dụ như: ông bà thường chiều chuộng, giúp cháu xử lý hết các vấn đề trong sinh hoạt, khi cháu khóc sẽ lập tức dỗ, khi cháu đòi sẽ lập tức cho, khi cháu cần ông bà sẽ giải quyết hết các vấn đề cho cháu. Điều này dẫn đến khả năng thực hành, tư duy của trẻ không được rèn luyện. Ngoài ra, việc tự rèn luyện những kỹ năng trong cuộc sống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chỉ số thông minh của trẻ. Sự chiều chuộng của ông bà dễ dẫn tới những đứa trẻ hình thành tích cách dễ đòi hỏi và thiếu khả năng độc lập. Cuối cùng có thể dẫn tới hạn chế năng lực về mọi mặt của trẻ.
Các chuyên gia giáo dục tham gia nghiên cứu đã từng mô tả những biểu hiện khác nhau của cha và mẹ khi chơi cùng con cái bởi khái niệm “bị giam cầm“. Bởi lẽ các bà mẹ thường có xu hướng đặt ra các “quy tắc” khác nhau trong trò chơi trong khi với các ông bố thì ngược lại. Trong khi các mẹ thường lo lắng về việc an toàn, lo lắng về việc vấy bẩn,… thì các ông bố lại có xu hướng “thả” cho con sẵn sàng đi khám phá và đổi mới. Vì thế, những đưa trẻ được cha dành thời gian chăm sóc sẽ được rèn luyện cả kỹ năng vận động và tư duy một cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra, kỹ năng tư duy logic, trí tưởng tượng về không gian, thiên nhiên của bố thường tốt hơn mẹ. Họ có cái nhìn rộng hơn về các vấn đề nên có thể hướng dẫn trẻ nhìn nhận và tư duy tốt hơn trong quá trình hướng dẫn trẻ giải quyết các vấn đề, rèn luyện hiệu quả khả năng tư duy của trẻ. Từ đó, góp phần cải thiện chỉ số IQ của trẻ.
Trong khi các mẹ thường quá lo lắng về vấn đề an toàn thì nhiều ông bố lại thường bất cẩn khi trông con nhỏ, bởi vì họ không chú ý tới tiểu tiết. Trẻ nhỏ thường tò mò khám phá, chưa nhận thức đầy đủ về sự an toàn nên đôi khi trẻ có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, người cha cần chú ý hơn đến những nguy cơ xung quanh trẻ, đảm bảo con nhỏ ở trong phạm vi an toàn.
Nuôi con là phép thử lòng kiên nhẫn của cha mẹ. So với các bà mẹ, các ông bố có xu hướng thiếu kiên nhẫn hơn trong quá trình nuôi dạy con cái. Khi con không nghe lời, họ bắt đầu tỏ ra nghiêm khắc hoặc đơn giản là phớt lờ chúng đi. Điều này khiến trẻ nhỏ dễ xa lánh người cha. Vì vậy, khi chăm sóc con cái, người cha cần chú ý đến sự kiên nhẫn, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của đứa trẻ nhiều hơn.
Cách cha dạy con thường không mềm yếu mà sẽ đặt ra cho con rất nhiều thách thức. Cha sẽ ít lời và không vội vã đưa ra lời khuyên ngay mà để trẻ tự tìm cách giải quyết khó khăn. Cha cũng sẽ giao nhiệm vụ cho trẻ và cho một hạn thời gian để hoàn thành.
Nếu con không đi theo định hướng mà cha mong muốn, một người cha tốt sẽ đưa ra lời khuyên và sự thuyết phục nhưng không ép buộc con. Cha sẽ sẵn sàng hỗ trợ bé trong những bước đi để thực hiện dự định của mình.
Người cha có vai trò to lớn đối với sự trưởng thành của trẻ. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, những ông bố hãy dành thời gian để đồng hành cùng con để đứa trẻ lớn lên tốt nhất.
Nguồn: Tổng hợp internet