Categories
Dạy con

LIỆU CHA MẸ ĐÃ LỰA CHỌN ĐỒ CHƠI CHO CON PHÙ HỢP?

Trước nhiều thông tin quảng cáo về các sản phẩm mác “giáo dục” xuất hiện ồ ạt trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các đồ chơi với các tít cực hút hội các bà mẹ bỉm sữa như: “Trò chơi phát triển kỹ năng, trò chơi phát triển về trí tuệ,..”, liệu ba mẹ có cảm thấy băn khoăn “nên hay không nên mua đồ chơi giáo dục cho trẻ”?

Nội dung

  1. Lời khuyên từ Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ
  2. Lời khuyên cho trẻ 0-3 tháng tuổi
  3. Lời khuyên cho trẻ 4-12 tháng tuổi
  4. Lời khuyên cho trẻ 1-4 tuổi

Trong những năm đầu đời, trẻ học thông qua việc được ba mẹ hay người chăm sóc tương tác, nói chuyện, đọc sách và đồ chơi cũng là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ. Vấn đề không chỉ nằm ở việc món đồ chơi đó mắc hay rẻ, số lượng đồ chơi nhiều hay ít mà nằm ở chỗ món đồ chơi đó thực sự đem lại kết quả gì cho con và làm thế nào để khai thác hết công dụng hoặc thậm chí cùng con nghĩ ra thêm công dụng của món đồ chơi đó sao cho thật thú vị mới là chìa khóa vàng để khai mở trí tuệ con trẻ.

Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ từng khuyên các bậc cha mẹ nên trả lời những câu hỏi sau đây, trước khi mua bất kỳ món đồ chơi nào cho trẻ:

1. Đặc điểm phát triển của trẻ ở độ tuổi hiện tại và món đồ chơi này sẽ giúp được gì cho trẻ?

2. Cách sử dụng món đồ chơi đó như thế nào để chơi cùng bé?

3. Mục đích của món đồ chơi là gì? Nhằm giải trí và tăng thời gian tương tác tích cực giữa bạn và bé; hay nhằm mục đích giáo dục?

 Hướng dẫn gợi ý cách chọn đồ chơi theo từng độ tuổi của trẻ

* TRẺ 0-3 THÁNG TUỔI

  • Đặc điểm phát triển: Trẻ giai đoạn này nhạy cảm với âm thanh và màu sắc tương phản. Vì thế ba mẹ nên chọn những đồ chơi có màu như: Xanh dương hoặc xanh lá cây, vàng, đỏ, đen hoặc trắng. 
  • Loại đồ chơi: Ba mẹ nên chọn những đồ chơi tạo ra âm thanh đơn (chẳng hạn như lục lạc cầm tay); hoặc những vật treo với màu sắc tương phản; hoặc chơi với gương để trẻ có thể tự ngắm nhìn khuôn mặt của mình, đồng thời kích thích kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ.
  • Cách thức chơi: Cha mẹ có thể dùng những món đồ chơi này để tương tác với bé sau khi bé bú sữa hoặc sau khi bé tắm.

* TRẺ 4-12 THÁNG TUỔI

  • Đặc điểm phát triển: Ở giai đoạn này bắt đầu phát triển sức khỏe cơ bắp, do đó trẻ thích kéo đẩy, nâng lên và đặt xuống các vật thể.
  • Cách thức chơi: Khi chơi khuyến khích trẻ sử dụng các ngón tay
  • Loại đồ chơi: Đồ chơi nên có bánh để trẻ có thể dễ dàng kéo đẩy (VD các loại xe đồ chơi); bên cạnh đó, đồ chơi không cần quá quan trọng hình dáng đẹp, chỉ cần có kích thước đủ lớn để trẻ có thể cầm nắm và kéo đẩy được.

Lưu ý: Các chuyên gia nhi khoa khuyên rằng: đối với trẻ dưới 1 tuổi, đồ chơi nên nhằm vào mục đích giải trí và tăng thời gian tương tác tích cực. Sau 1 tuổi, bạn có thể lựa chọn đồ chơi với cả 2 mục đích là giải trí nhằm tăng tương tác tích cực và mục đích giáo dục.

 * TRẺ 1-4 TUỔI

  • Đặc điểm phát triển: Trẻ bắt đầu phát triển khả năng suy nghĩ độc lập và xây dựng kỹ năng phân tích như so sánh lớn nhỏ, vừa hoặc không vừa. Ngoài ra, trẻ cũng chú ý về những chi tiết hơn là tổng thể.
  • Cách thức chơi: Khuyến khích trẻ tự hoàn thành các hoạt động chơi. Bạn nên là người hướng dẫn.

  • Loại đồ chơi:
  • Trẻ trên 1 tuổi món đồ chơi nên chia làm 2 dạng mục đích:

    1. Nhằm giải trí và tăng hoạt động tương tác: Đồ chơi có những mẫu chi tiết để tháo lắp và có chức năng cụ thể nhằm mục đích kích thích tính sáng tạo và giúp trẻ phát triển khả năng vận động

    Ví dụ, bạn có thể mua 1 số xe có chức năng như xe cứu hỏa, xe máy ủi, xe cảnh sát … khi chơi bạn có thể giới thiệu chức năng từng loại xe cho bé nghe và luật giao thông của mỗi xe, như xe cứu hỏa và xe cấp cứu sẽ được ưu tiên vì họ đang làm nhiệm vụ cứu người.

    Các bé từ 15 tháng tuổi có thể chơi các đồ chơi có định hướng giới tính. Do đó, bạn có thể chọn những đồ chơi có định hướng giới tính trong mục đích giải trí. Ví dụ, đồ chơi đóng vai (cô giáo/bác sĩ/nội trợ) hoặc búp bê cho bé gái. Lưu ý, búp bê lúc này nên có thể thay đổi quần áo để các bé có thể tự học cách mặc quần áo cho búp bê

    2. Nhằm mục đích giáo dục: Định hướng phát triển khả năng phân tích và so sánh (Đồ chơi xếp hình đơn giản), định hướng phát triển toán học (đồ chơi xếp chồng ly) hoặc định hướng phát triển mỹ thuật (bút chì màu và giấy vẽ).

     –   Thẻ hình (hình con vật, đồ vật) có thể chơi với bé ở độ tuổi 1-2 tuổi. Thẻ nên có hình rõ ràng và màu sắc hình dáng giống với đời thực

    –   Thẻ chữ cái hoặc thẻ chữ có 1 mặt hình 1 mặt chữ có thể giới thiệu khi trẻ từ 2 tuổi. Cha mẹ được khuyên là dùng thẻ hình hay thẻ chữ như 1 công cụ giúp trẻ tương tác, không ràng buộc các bé phải học thuộc. Hãy để các bé cảm thấy hứng khởi khi chơi cùng bạn, như vậy trẻ sẽ tiếp thu được một cách tự nhiên.

    Categories
    Dạy con

    Dạy con thời 4.0: Con thông minh không chỉ do gen

    Cha mẹ nào cũng mong con mình thông minh, IQ cao để có thể thành công hơn trong học tập và cuộc sống. Trên thực tế, chỉ số IQ của trẻ ngoài việc bị ảnh hưởng bởi gen bẩm sinh, còn liên quan nhiều đến mối quan hệ với người trong gia đình, nhất là người nuôi nấng trẻ. Vậy ai là người sẽ có ảnh hưởng đến IQ của trẻ nhất?

    Nội dung bài viết

    Chỉ số IQ của trẻ được thể hiện ở khả năng diễn đạt, khả năng học hỏi và tính độc lập xử lý vấn đề. IQ cao hay thấp thường bị ảnh hưởng bởi gen, tuy nhiên, các mối quan hệ và sự tương tác xung quanh trẻ cũng ảnh hưởng rất đáng kể. Đại học Harvard và Đại học Yale, Mỹ đã hợp tác nghiên cứu về sự tương tác này trong suốt 12 năm. Kết quả khảo sát và nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ có sự tương tác tích cực với cha thường có chỉ số IQ cao hơn. Ngoài ra, mối quan hệ với người cha có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài hơn đến con cái, vì vậy những đứa trẻ được cha chăm sóc, gần gũi có thể hòa nhập với xã hội tốt hơn khi lớn lên.

    Tại sao sự chăm sóc của người cha có thể ảnh hưởng đến IQ của trẻ?

    Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ là thường người có trách nhiệm cao nhất. Tuy nhiên ngày nay, do điều kiện cuộc sống bận rộn, nhiều cặp vợ chồng ít dành thời gian cho con hơn, những mối quan hệ xung quanh đứa trẻ ngoài bố mẹ còn có ông bà. Để lý giải kết quả của nghiên cứu trên, chúng ta cùng so sánh sự chăm sóc của ông bà và cha mẹ.

    * Sự tương tác của ông bà:

    Thực tế cho thấy, ông bà thường có xu hướng chiều chuộng cháu nhiều hơn là bố mẹ. Nhiều trường hợp, ông bà chỉ muốn thỏa mãn các nhu cầu của trẻkhông để ý đến việc kiểm soát hành vi và định hướng sự phát triển cho trẻ. Một số ví dụ như: ông bà thường chiều chuộng, giúp cháu xử lý hết các vấn đề trong sinh hoạt, khi cháu khóc sẽ lập tức dỗ, khi cháu đòi sẽ lập tức cho, khi cháu cần ông bà sẽ giải quyết hết các vấn đề cho cháu. Điều này dẫn đến khả năng thực hành, tư duy của trẻ không được rèn luyện. Ngoài ra, việc tự rèn luyện những kỹ năng trong cuộc sống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chỉ số thông minh của trẻ. Sự chiều chuộng của ông bà dễ dẫn tới những đứa trẻ hình thành tích cách dễ đòi hỏi và thiếu khả năng độc lập. Cuối cùng có thể dẫn tới hạn chế năng lực về mọi mặt của trẻ.

    * Sự tương tác của cha mẹ:

    Các chuyên gia giáo dục tham gia nghiên cứu đã từng mô tả những biểu hiện khác nhau của cha và mẹ khi chơi cùng con cái bởi khái niệm “bị giam cầm“. Bởi lẽ các bà mẹ thường có xu hướng đặt ra các “quy tắc” khác nhau trong trò chơi trong khi với các ông bố thì ngược lại. Trong khi các mẹ thường lo lắng về việc an toàn, lo lắng về việc vấy bẩn,… thì các ông bố lại có xu hướng “thả” cho con sẵn sàng đi khám phá và đổi mới. Vì thế, những đưa trẻ được cha dành thời gian chăm sóc sẽ được rèn luyện cả kỹ năng vận động và tư duy một cách hiệu quả hơn.

    Ngoài ra, kỹ năng tư duy logic, trí tưởng tượng về không gian, thiên nhiên của bố thường tốt hơn mẹ. Họ có cái nhìn rộng hơn về các vấn đề nên có thể hướng dẫn trẻ nhìn nhận và tư duy tốt hơn trong quá trình hướng dẫn trẻ giải quyết các vấn đề, rèn luyện hiệu quả khả năng tư duy của trẻ. Từ đó, góp phần cải thiện chỉ số IQ của trẻ.

    Làm thế nào để người cha chăm sóc con tốt hơn?

    * Cẩn thận:

    Trong khi các mẹ thường quá lo lắng về vấn đề an toàn thì nhiều ông bố lại thường bất cẩn khi trông con nhỏ, bởi vì họ không chú ý tới tiểu tiết. Trẻ nhỏ thường tò mò khám phá, chưa nhận thức đầy đủ về sự an toàn nên đôi khi trẻ có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, người cha cần chú ý hơn đến những nguy cơ xung quanh trẻ, đảm bảo con nhỏ ở trong phạm vi an toàn.

    * Kiên nhẫn:

    Nuôi con là phép thử lòng kiên nhẫn của cha mẹ. So với các bà mẹ, các ông bố có xu hướng thiếu kiên nhẫn hơn trong quá trình nuôi dạy con cái. Khi con không nghe lời, họ bắt đầu tỏ ra nghiêm khắc hoặc đơn giản là phớt lờ chúng đi. Điều này khiến trẻ nhỏ dễ xa lánh người cha. Vì vậy, khi chăm sóc con cái, người cha cần chú ý đến sự kiên nhẫn, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của đứa trẻ nhiều hơn.

    * Thử thách con:

    Cách cha dạy con thường không mềm yếu mà sẽ đặt ra cho con rất nhiều thách thức. Cha sẽ ít lời và không vội vã đưa ra lời khuyên ngay mà để trẻ tự tìm cách giải quyết khó khăn. Cha cũng sẽ giao nhiệm vụ cho trẻ và cho một hạn thời gian để hoàn thành.

    * Hỗ trợ con theo cách tốt nhất có thể:

    Nếu con không đi theo định hướng mà cha mong muốn, một người cha tốt sẽ đưa ra lời khuyên và sự thuyết phục nhưng không ép buộc con. Cha sẽ sẵn sàng hỗ trợ bé trong những bước đi để thực hiện dự định của mình.

    Người cha có vai trò to lớn đối với sự trưởng thành của trẻ. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, những ông bố hãy dành thời gian để đồng hành cùng con để đứa trẻ lớn lên tốt nhất.

    Nguồn: Tổng hợp internet